Phương pháp tự học hiệu quả

Các bí quyết giúp học sinh tự học đạt kết quả cao

Tự học với các bài giảng E-learning

Những bài học trực tuyến thú vị và hiệu quả.

Học với các video

Trải nghiệm học tập qua video.

Sơ đồ tư duy

Ôn tập, hệ thống kiến thức với sơ đồ tư duy.

Phần mềm học tập

Chia sẻ những phần mềm học tập.

Thứ Bảy, 6 tháng 1, 2018

Bài giảng E-learning Vật lí 9 học kì II


CHƯƠNG III - QUANG HỌC

Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Thông tin tác giả:
Họ và tên: Đào Thị Hoài (daothihoaivcuk47@gmail.com)
Đơn vị công tác: THCS An Thọ
Địa chỉ: Thôn Đông Hải, xã Thọ An




Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ

Bài 42: Thấu kính hội tụ (1)
Thông tin tác giả:
Họ và tên: Trần Sỹ Nguyên (Transynguyen376@gmail.com)
Đơn vị công tác: Trường THCS Tân Văn – Lâm Hà – Lâm Đồng

Bài 42: Thấu kính hội tụ (2)
Thông tin tác giả:
Họ và tên: Đinh Quang Thông (dinhquangthong.vn@gmail.com)
Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Trường Tộ
Địa chỉ: Phường Thống Nhất


Bài 43. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ (1)
Thông tin tác giả:
Họ và tên: Đỗ Thị Thoa (dothoa1008@gmail.com)
Đơn vị công tác: Trường THCS Thanh Mỹ
Địa chỉ: Thanh Mỹ

Bài 43. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ (2)
Thông tin tác giả:
Họ và tên: Trần Thị Hiền (tranthihien.gvc2tienlu@vinhphuc.edu.vn)
Đơn vị công tác: Trường THCS Tiên Lữ
Địa chỉ: Xã Tiên Lữ

Bài 43. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ (3)
Thông tin tác giả:
Họ và tên: Vũ Thị Thắm
Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh




Bài 44: Thấu kính phân kì

Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
Thông tin tác giả:
Họ và tên:Bùi Chế Linh (bclinh.anloc@gmail.com)
Đơn vị công tác:Trường THCS An Lộc
Địa chỉ:130 Thiên Hộ Dương, khóm 2, P. An Thạnh



Bài 46: Thực hành : Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ
Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh

Bài 48: Mắt (1)
Thông tin tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Mai Hoa, Trần Đình Lộc, Hoàng Thị Ngọc Hà (hoangngochalocan@gmail.com)
Đơn vị công tác: Trường THCS Quang Trung Bảo Lâm – Lâm Đồng.

Bài 48: Mắt (2)
Thông tin tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Trang (tranglilqd1984@gmail.com)
Đơn vị công tác: Trường Thcs Lê Quí Đôn
Địa chỉ: Số 1, Đường 19 Tháng 8, Phường 1, Thành Phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long



Bài 49. Mắt cận, mắt lão (1)
Thông tin tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Mai Hoa, Trần Đình Lộc, Hoàng Thị Ngọc Hà (hoangngochalocan@gmail.com)
Đơn vị công tác: Trường THCS Quang Trung Bảo Lâm – Lâm Đồng.

Bài 49. Mắt cận và mắt lão (2)
Thông tin tác giả:
Họ và tên: Trần Thị Hiền (tranthihien.gvc2tienlu@vinhphuc.edu.vn)
Đơn vị công tác: Trường THCS Tiên Lữ
Địa chỉ: Xã Tiên Lữ



Bài 49. Mắt cận - Mắt lão (3)
Thông tin tác giả:
Họ và tên: Hoᯧ Thanh Hʣongoc88@gmail.com (0984 218804)
Đơn vị công tác: Trường THCS Thái Đào


Bài 50. Kính lúp (1)
Thông tin tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Quang Diễn, Giang Văn Việt (dienthaitan2@thaithuy.edu.vn, giangvanviet@thaithuy.edu.vn)
Đơn vị công tác: THCS Thái Tân

Bài 50. Kính lúp (2)
Thông tin tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hương; Nguyễn Thị Thanh Huyền; Lê Thị Hồng Vân (nguyenthithuhuong82thcs@vinhphuc.edu.vn)
Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Hồng Phong
Địa chỉ: tổ 12 - Phường Trưng Trắc



Bài 51. Bài tập quang hình học
Thông tin tác giả:
Họ và tên: Đinh Thị thu Hằng (hangtungtd79@gmail.com)
Đơn vị công tác: Trường THCS thanh Dũng
Địa chỉ: Đức thanh, Đức thọ


Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu

Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng (1)
Thông tin tác giả:
Họ và tên: Trương Viết Muốn (tvmuon.c2htrhkhoan@hue.edu.vn)
Đơn vị công tác: Trường THCS Hoàng Kim Hoán
Địa chỉ: Xã Hải Dương, thị xã Hương Trà


Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng (2)
Thông tin tác giả:
Họ và tên: Khổng Thị Nghi (ktnghi.c2nknbg@bacgiang.edu.vn)
Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Khắc Nhu



Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu

Bài 55: Màu sắc của các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu
Thông tin tác giả:
Họ và tên: Hà Thị Hồng Hạnh, Hồ Thị Hồng (Â Hathihonghanh.c2phucyen@vinhphuc.edu.vn)
Đơn vị công tác: Trường THCS Phúc Yên
Địa chỉ: Xã Phúc Yên


Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng (1)
Thông tin tác giả:
Họ và tên:Đào Thị Trang (daothitrang.gvcsyenphuong@vinhphuc.edu.vn)
Đơn vị công tác:Trường THCS Yên Phương
Địa chỉ:Xã Yên Phương


Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng (2)
Thông tin tác giả:
Họ và tên: Đỗ Thị Thu Hằng (c2kimngoc.yenlac@vinhphuc.edu.vn)
Đơn vị công tác: Trường THCS Kim Ngọc
Địa chỉ: Xã Kim Ngọc

Bài 57: Thực hành : Nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc bằng đĩa CD
Bài 58: Tổng kết chuong III : Quang học

CHƯƠNG VI - SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

Bài 59: Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng
Bài 60: Định luật bảo toàn năng lượng
Bài 61: Sản xuất điện năng - Nhiệt điện và thủy điện
Bài 62: Điện gió - Điện mặt trời - Điện hạt nhân

Hiện nay một số bài giảng còn thiếu sẽ được cập nhật sau

Bài giảng E-learning Hóa học 9 học kì II


Bài 25. Tính chất của phi kim

Bài 26. Clo

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Trần Lê Ánh Nguyệt, Đặng Thị Hường, Bùi Quang Bảo (tlanguyet.nss@kontum.edu.vn)
Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Sinh Sắc
Địa chỉ: Quang Trung


Bài 27. Cacbon  (1)

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Trần Thị Phượng (tranphuong.hdb@gmail.com)
Đơn vị công tác: Trường PTDTNT THPT Huyện Điện Biên
Địa chỉ: Tổ 16 phường Nam Thanh


Bài 27. Cacbon (2)

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Đỗ Thanh Tùng Trần Thị Việt Hường (tranthiviethuong.c2thienke@vinhphuc.edu.vn)
Đơn vị công tác: Trường THCS Thiện Kế
Địa chỉ: Xã Thiện Kế

Bài 27: Cacbon (3)

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Phạm Thị Kim Phượng (dtnttamdao@vinhphuc.edu.vn)
Đơn vị công tác: Trường THCS DTNT Tam Đảo
Địa chỉ: THCS DTNT Tam Đảo

Bài 27: Cacbon (4)

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Tạ Thị Kim Ngân, Nguyễn Viết Tiến (salem1072003@gmail.com)
Đơn vị công tác: Trường THCS An Mỹ



Bài 28: Các oxit của Cacbon (1)

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Trần Anh Đức (anhduc2885@gmail.com)
Đơn vị công tác: Trường THCS Lệ Ninh
Địa chỉ: TDP 3A Thị trấn Lệ Ninh

Bài 28: Các oxit của cacbon (2)

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hằng (thuhang07012000@gmail.com)
Đơn vị công tác: THCS Trần Đăng Ninh
Địa chỉ: Số nhà 16/C6, Khu A, Tập thể học viện quân y, Tổ dân phố 7, Phường Phúc La

Bài 28: Các oxit của cacbon (3)

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Trần Thị Trúc Linh Nguyễn Ngọc Diệp (nguyenngocdiep.c2tanphong@vinhphuc.edu.vn)
Đơn vị công tác: Trường THCS Tân Phong
Địa chỉ: Xã Tân Phong



Axit Cacbonic và muối cacbonat

Bài 30. Silic-Công nghiệp Silicat

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Trần Thị Hường (Tran.huong001@gmail.com)
Đơn vị công tác: THCS Mỹ Đình 2
Địa chỉ: Phường Mỹ Đình 2



Bài  31. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Đoàn Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Huế (doanmanhhung.c2tamduong@vinhphuc.edu.vn)
Đơn vị công tác: Trường THCS Tam Dương
Địa chỉ: Xã Tam Dương

Luyện tập chương 3 : Phi kim Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
Thực hành : Tính chất hoa học của phi kim và hợp chất của chúng


Bài 34. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Trần Tấn Long (trantanlong.thcs@gmail.com)
Đơn vị công tác: THCS Thạnh An
Địa chỉ: Ấp 3 xã Thạnh An

Bài 35. Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
Bài 36. Metan

Bài 37: Etilen

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thu Hà (thuha46@himlam@gmail.com)
Đơn vị công tác: Trường THCS Him Lam


Bài 38: Axetilen
Thông tin tác giả:
Họ và tên: Bùi Thị Thu (btthu_thcsqvan@quangbinh.edu.vn)
Đơn vị công tác: THCS Quảng Văn
Địa chỉ: Thôn La Hà Đông - Xã Quảng Văn


Benzen


Bài 40. Dầu mỏ và khí thiên nhiên (1)

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Hoàng Thu Hà - Dương Thanh Tuyền (hoangthuha.c2dongtinh@vinhphuc.edu.vn duongthanhtuyen.c2dongtinh@vinhphuc.edu.vn)
Đơn vị công tác: Trường THCS Đồng Tĩnh
Địa chỉ: Xã Đồng Tĩnh


Bài 40. Dầu mỏ và khí thiên nhiên (2)

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Trần Thị Vân (tranthivan.c2lytutrong@vinhphuc.edu.vn)
Đơn vị công tác: Trường THCS Lý Tự Trọng
Địa chỉ: Thị trấn Hương Canh

Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên (3)

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Hà Hoàng Giang (hahoanggiang79@gmail.com)
Đơn vị công tác: Trường THCS Trần Thị Nhượng


Bài 41. Nhiên liệu (1)

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Hồ Thị Hoàng Thảo (hothihoangthaopct@gmail.com)
Đơn vị công tác: Trường Thcs Phan Chu Trinh – Tp Đà Lạt
Địa chỉ: Trường Thcs Phan Chu Trinh – Tp Đà Lạt


Bài 41. Nhiên liệu (2)

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Mỹ Phương (myphuong101014@gmail.com)
Đơn vị công tác: THCS Trần Quốc Toản
Địa chỉ: Nghĩa Thắng



Bài 41. Nhiên liệu (3)

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Bùi Thị Loan, Nguyễn Thị Kết (buithiloan.c2duyphien@vinhphuc.edu.vn)
Đơn vị công tác: Trường THCS Duy Phiên
Địa chỉ: Xã Duy Phiên


Bài 41. Nhiên liệu (4)

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Đinh Thị Kim Anh; Hà Thị Anh Hoa (Â hathianhhoa c2hungvuong@vinhphuc.edu.vn)
Đơn vị công tác: Trường THCS Hùng Vương
Địa chỉ: Phường Hùng Vương




Luyện tập chương 4: Hiđrocacbon – Nhiên liệu
Thực hành: Tính chất của hiđrocacbon

Bài 44: Rượu Etylic (1)

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Huỳnh Văn Điện (hvd543@gmail.com)
Đơn vị công tác: Trường THCS Thường Thới Tiền
Địa chỉ: Đường DDT841, Ấp Thượng 2


Bài 44: Rượu Etylic (1)

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Huỳnh Văn Điện (hvd543@gmail.com)
Đơn vị công tác: Trường THCS Thường Thới Tiền
Địa chỉ: Đường DDT841, Ấp Thượng 2


Bài 44: Rượu Etylic (2)

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Đặng Thị Hiền (dangthihiendhdl@gmail.com)
Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Xã Tư


Bài 44: Rượu Etylic (3)

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Kim Hăng, Hoàng Quốc Cường (kimhang.cva@kontumcity.edu.vn)
Đơn vị công tác: Trường THCS Chu Văn An, THCS Huỳnh thúc Kháng
Địa chỉ: Tổ 4, P, Trần Hưng Đạo


Bài 44: Rượu Etylic (4)

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Hải Nam (nguyenhainam_thcsbt@quangbinh.edu.vn)
Đơn vị công tác: TH-THCS Hưng Trạch


Bài 44: Rượu Etylic (5)

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Phạm Thị Giang Nguyễn Đức Thiêm (thcsxuanhuong13@gmail.com, thiemgianggv@gmail.com)
Đơn vị công tác: Trường THCS Xuân Hương


Bài 44: Rượu Etylic (6)

Thông tin tác giả:

Họ và tên: Mạc Thị Mỹ Hương, Hoàng Thị Diệp Trang (nuongdk@gmail.com)
Đơn vị công tác: Trường THCS Đông Kinh
Địa chỉ: Đ/C Số 40, Đường Chu Văn An, P. Đông Kinh, Tp Lạng Sơn


Bài 44: Rượu Etylic (7)

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Trần Phượng Tường Huynh (huynh4sinh@gmail,com)
Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Chí Trai
Địa chỉ: ấp Phú Tiên, Xã Trung Nghĩa



Bài 45. Axit axetic

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Kim Hăng, Hoàng Quốc Cường (kimhang.cva@kontumcity.edu.vn)
Đơn vị công tác: Trường THCS Chu Văn An, THCS Huỳnh thúc Kháng
Địa chỉ: Xã Hòa Bình, Tp Kon Tum



Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic

Bài 47. Chất béo

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Hồng Thái
Đơn vị công tác: Trường THCS Thụy Duyên

Luyện tập: Rượu etylic, axit axetic và chất béo
Thực hành: Tính chất của rượu và axit
Glucozo
Saccarozo

Bài 52: Tinh bột và Xenlulozơ

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Hồng Mích (nguyenhongmichdhdt@gmail.com)
Đơn vị công tác: Trường THCS An Bình A
Địa chỉ: Quốc lộ 30, An Thịnh, An Bình A



Bài 53. Protein (1)

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Đào Thị Thu Thanh; Nguyễn Thị Vinh Phạm Thu Hương (c2nguyetduc.yenlac@vinhphuc.edu.vn)
Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyệt Đức
Địa chỉ: Xã Nguyệt Đức


Bài 54.. Polime

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Đoàn Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Huế (doanmanhhung.c2tamduong@vinhphuc.edu.vn)
Đơn vị công tác: Trường THCS Tam Dương
Địa chỉ: Xã Tam Dương


Thực hành. Tính chất của gluxit
Ôn tập cuối năm


 Hiện nay một số bài giảng còn thiếu, sẽ cập nhật sau

Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

Phương pháp học tốt môn Sử



Các bạn biết không để học tốt môn lịch sử không phải là khó đâu, mà còn rất thú vị nữa đấy, Sau đây, Hằng xin chia sẻ những bí quyết mà bản thân tôi tích góp được, các bạn tham khảo qua nhé:
+ Tìm hiểu thêm nhiều loại sách
+ Liên hệ hỏi đáp thầy cô, bạn bè
+ Sưu tầm hình ảnh
+ Tham quan các di tích lịch sử (vd: thăm lăng mộ vua Duy Tân)
+ Ghi chép nội dung quan trọng vào sổ tay
+ Đánh dấu bài viết có giá trị lịch sử cao.
Như trên, tôi đã nêu một vài phương pháp học tập theo tôi là hữ ích và dễ thực hành nhất. chúc các bạn có những thời gian học tập thật hiệu quả!
                                                                                                Trần Thị Thu Hằng. 8/3


Bài giảng E-learning Sinh học 9 học kì II



Bài 42. Ảnh hưởng cuả ánh sáng lên đời sống sinh vật
Thông tin tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Oanh (nguyenthingocoanh.c2kimlong@vinhphuc.edu.vn)
Đơn vị công tác: Trường THCS Kim Long
Địa chỉ: Xã Kim Long



Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Võ Thị Lan, Nguyễn Thị Hà Trang, Phan Hồ Anh Phương (vtlan.c2dthue@hue.edu.vn)
Đơn vị công tác: Trường THCS Duy Tân
Địa chỉ: 58A Duy Tân


Bài 49: Quần xã sinh vật

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Hải Lý (nguyenthihaily_thcsbt@quangbinh.edu.vn)
Đơn vị công tác: THCS Quách Xuân Kỳ
Địa chỉ: TK3, TT Hoàn Lão


Bài 50 Hệ sinh thái

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Huy Nhữ, Bùi Thị Hằng (nhuthaithanh2@thaithuy.edu.vn)
Đơn vị công tác: THCS Thái Thành

Bài 53. Tác động của con người tới môi trường

Thông tin tác giả:
Họ và tên:Đoàn Thị Phương Lan, Trần Đắc Ngãi (dtplan.c2cvahue@hue.edu.vn)
Đơn vị công tác:Trường THCS Chu Văn An
Địa chỉ:Số 36 Dương Văn An, phường Phú Xuân


Bài 58: Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên

Thông tin tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Lệ Hải (ntlhai79@gmail.com)
Đơn vị công tác: THCS Số 1 Bắc Lý

An toàn điện ngoài trời

An toàn điện ngoài trời




Nguồn: Ngân hàng Video giáo dục

Thứ Năm, 4 tháng 1, 2018

[Hóa 9] Hiện tượng điện phân

Hiện tượng điện phân




Hoặc


Nguồn: Youtube 

Thứ Tư, 3 tháng 1, 2018

Phương pháp nào học lịch sử hiệu quả?



Với học sinh thì việc học và phải nhớ những kiến thức lịch sử luôn được coi như một thử thách lớn. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ “mách nhỏ” với bạn những phương pháp để “biến” việc học và ôn thi môn sử trở lên rất đơn giản.
1
Trước khi học môn sử, bạn hãy lên một kế hoạch học rõ ràng và cụ thể cho bản thân.
 Vì đặc thù của Lịch sử là môn học thuộc lòng nên bạn không thế nhớ bao quát được tất cả kiến thức chỉ sau một, hai buổi ôn tập. Thay vào đó thì đây phải là một quá trình ôn luyện thực sự.
2
Để việc nắm kiến thức được tốt, hãy chia nhỏ các mốc lịch sử và gắn cho nó những ghi chú quan trọng.
Lịch sử nói lên sự hình thành và phát triển của một thời đại, dân tộc, đất nước nên luôn được đánh dấu thành những mốc son, chặng đường nổi bật. Việc chia nhỏ và nắm bắt được các cột mốc lịch sử này sẽ giúp người học bao quát được mọi vấn đề.
 Trong mỗi một mốc son lịch sử đều có những sự kiện nổi bật. Vì vậy, bạn hãy giành thời gian để nghiên cứu kỹ hơn về dòng chảy lịch sử của nó,  về những vấn đề nổi bật phát sinh trong giai đoạn này từ đó rút ra được bài học ý nghĩa mà nó mang lại.
Ví dụ, khi nói về Lịch sử Việt nam giai đoạn 1930 – 1945 thì bạn sẽ có được những điểm nhấn nào? Những vấn đề liên quan đến mốc lịch sử này bao gồm những gì?
3
Để học và nhớ lâu môn sử, hãy viết lại những gì đã học và đối chiếu.
Học thuộc lòng bằng phương pháp viết là cách học hiệu quả để nhớ bài được lâu nhất. Cuối buổi học, bạn hãy giành chút thời gian để đối chiếu lại những gì đã ghi với những gì trong sách vở. Làm đi làm lại bước này đến khi tỉ lệ sai xót là ít nhất.
4
Để việc học sử được rành mạch và nhớ lâu thì nên có sự so sánh, đối chiếu những nội dung đã được học với nhau.
Bất cứ môn học nào đều có những vấn đề khiến người học phải băn khoăn. Lịch sử cũng vậy. Khi học tập và ôn thi, bạn hãy giành ra những câu hỏi, kiểu như: Vì sao lại như vậy? Kết quả ra sao? Ý nghĩa là gì? Nó có gì đặc biệt so với những kiến thức mình đã được học?...Khi đã có câu trả lời cho những vấn đề này thì chắc chắn rằng bạn sẽ nhớ bài rất lâu đấy.
VD: Tại sao lại gọi là Việt nam hóa chiến tranh? Hay Chiến tranh đặc biệt với Việt nam hóa chiến tranh thì có gì khác nhau?
5
Học nhóm là cách học tập môn sử hiệu quả nhất.
Việc thảo luận, trao đổi kiến thức giữa những người học với nhau rất hiệu quả và thường mang lại một kết quả học tập tốt. Với môn lịch sử thì sự tranh luận sẽ giúp việc ôn luyện, củng cố kiến thức được rành mạch và giúp bạn nhớ bài rất lâu.
Lời khuyên & Cảnh báo
- Bạn có thể “làm mới” phương pháp học lịch sử của mình như học qua video, học qua tranh ảnh…để có hiệu quả cao hơn, bên cạnh việc học truyền thống là qua sách vở khô khan.
- “Học vẹt” là phương pháp không mang lại hiệu quả trong môn lịch sử.
- Sử dụng phương pháp vẽ sơ đồ để bao quát các sự kiện lịch sử được tốt hơn.
- Nên rèn cho mình một cách ghi chép bài khoa học, cụ thể để phân biệt được đâu là ý chính, ý mở và ý quan trọng.

Tác giả bài viết: amin

Nguồn tin: Sưu tầm

Cách học lập trình nhanh hơn

Sau đây là 5 cách để bạn định hướng được việc học lập trình nhanh hơn.
1. Xem các code ví dụ (Look at the Example Code):
– Khi đọc sách chúng ta thường đọc các từ trên trang sách đó, nhưng học lập trình thì đó là code. Khi bạn mới bắt đầu học lập trình, bạn nên xem xét kỹ lưỡng và cố gắng hiểu từng ví dụ. Trước khi đọc các lời giải thích về chương trình trong sách, bạn nên cố gắng đọc và hiểu các đoạn code mà tác giả đã viết dùng để làm gì. Tuy các ví dụ đó không phải khi nào đánh vào máy cũng chạy, nhưng nó tập cho chúng ta một thói quen xem code cẩn thận và góp phần giúp chúng ta viết code rõ ràng hơn.
– Chúng ta phải viết code làm sao để cho các lập trình viên khác có thể đọc và hiểu nó, và để khi chính mình nhìn lại cũng nắm được. Do đó cần phải tuân thủ những nguyên tắc, và cú pháp khi viết code để đảm bảo kiểm tra lỗi đơn giản hơn, các phần hướng dẫn viết code theo một mẫu chuẩn thường được viết ở đầu các cuốn sách lập trình, nhưng ít người học lập trình để ý đến vấn đề này.
2. Đừng chỉ đọc các code ví dụ – hãy chạy thử nó (Don’t just Read exam code – Run It).
– Khi bạn đọc một chương trình hướng dẫn (hay một cuốn sách), bạn thường xem các code ví dụ của nó và nói “Tôi đã nắm được nó, tôi đã hiểu được nó….”. Tất nhiên là bạn có thể nắm được nó, nhưng bạn thực sự chưa hiểu được nó hoạt động như thế nào, cho kết quả ra sao. Do đó trước khi đọc một cuốn sách về lập trình, bạn nên cài trình biên dịch của ngôn ngữ mà bạn đang học vào máy (ví dụ học C++ thì bạn cài Dev C++ hay visual c++). Để sẵn sàng chạy thử tất cả các ví dụ trong cuốn sách hay chương trình mà bạn đang đọc.
– Tôi nói chạy thử ở đây không phải là copy rồi paste vào rồi nhấn F5. Tôi khuyên bạn nên tự mình đánh những đoạn code đó vào chương trình biên dịch, vì khi đó bạn thực sự buộc mình phải đi qua tất cả các mã, việc gõ mã lệnh sẽ giúp bạn chú ý đến các chi tiết cú pháp của ngôn ngữ – những sự thiếu sót buồn cười như thiếu đấu chấm phẩy ở cuối mỗi câu lệnh có thể làm bạn hết sức đâu đầu.
– Sau khi gõ mã lệnh vào chương trình, hãy chạy thử nó. Rồi viết thêm một số câu lệnh mới vào chương trình của mình xem nó có hoạt động xem. Điều đó sẽ giúp bạn hiểu nhanh hơn mỗi câu lệnh có ý nghĩa như thế nào.
3. Hãy viết mã riêng của bạn càng sớm càng tốt (Write your own code as soon as possible).
– Khi bắt đầu viết một chương trình bạn không biết phải bắt đầu từ đâu, sử dụng cấu trúc dữ liệu gì? Việc phân bổ viết code như thế nào? Xử lý các phương thức ra sao?… Điều đầu tiên là bạn sử dụng các công cụ tìm kiếm ở google hoặc các công cụ tìm kiếm khác để tìm kiếm đoạn mã mình cần. Đây là một điều có thể làm cho tư duy lập trình của bạn ngày càng giảm đi và ngày càng bị lệ thuộc vào các công cụ tìm kiếm. Giải pháp được đưa ra trong trường hợp này là bạn hãy tự nghĩ cho mình một thuật toán riêng. Đầu tiên bạn viết nó bằng mã giả, sau đó dùng ngôn ngữ lập trình để viết lại. Tuy việc này rất khó và tốn nhiều thời gian, nhưng nó sẽ giúp bạn có được những kinh nghiệm thực sự hữu ích, khả năng tư duy lập trình ngày càng phát triển. Thay vì lên mạng tìm code về sửa.
– Trường hợp ý tưởng chương trình của bạn lớn, phải viết một lượng lớn code. Khi đó bạn hãy phân nhỏ từng tính năng chương trình của mình ra, tự tập thiết kế cấu trúc của chương trình nhỏ đó, rồi ghép chúng lại với nhau sẽ được một chương trình lớn hoàn chỉnh hơn. Có thể chương trình đó không hoạt động tốt, nhưng cái mà bạn được ở đây chính là kinh nghiệm và một tư duy tự lập trong lập trình.
4. Tìm hiểu cách sử dụng một công cụ Debug (Learn to use a Debugger)
– Debug là một công cụ rất tốt dùng để gỡ rối chương trình của bạn khi có một lỗi nào đó là chương trình bạn chạy sai. Nó cho bạn theo dõi giá trị của các biến và các thay đổi của chúng qua từng mã lệnh của chương trình. Công cụ debug mạnh nhất có lẽ được tích hợp trong các sản phẩm của Microsoft như Visual Studio (Hiện nay là visual studio 2010). Công cụ debug giúp chúng ta hiểu chương trình của mình hơn, và là thứ chúng ta cần phải biết khi viết chương trình.
– Một chương trình debug có thể giúp bạn nhanh chóng trả lời những gì mà bạn đang làm.
– Và lời khuyên cuối cùng về debug là: khi bạn lần đầu tìm hiểu về debug, có thể nó sẽ làm bạn mất khá nhiều thời gian khi bạn sửa lỗi chương trình của mình. Nhưng khi bạn nắm được các kiến thức về debug nó sẽ đem lại cho bạn một lợi ích lớn trong việc tiết kiệm thời gian khi sửa lỗi chương trình. Tôi tin rằng mỗi bạn đều có thể tìm ra cho mình một cách debug chương trình hiệu quả, bởi nó sẽ theo suốt sự nghiệp lập trình của bạn.
5. Tìm kiếm thêm những nguồn tài tài liệu khác (Seek our more sources)
– Khi bạn không hiểu một điều gì đó, internet là một nơi với lượng thông tin khổng lồ mà bạn tìm đến. Thế nhưng có những bài viết về đề tài mà bạn muốn tìm thì lại được tác giả viết sơ sài, hoặc có thể sai. Do đó bạn phải hết sức thận trọng khi sử dụng các thông tin từ internet vào chương trình của mình.
– Ngoài ra việc tìm kiếm một cuốn sách với những giải thích chi tiết sẽ giúp bạn nhanh chóng nắm được vấn đề hơn.

Phương pháp học giỏi môn tin học Pascal

Vì sao môn Pascal lại khó
Theo thói quen của nhiều em học sinh, học môn tin là học những thao tác sử dụng như cách sử dụng internet, sử dụng hệ điều hành window, chương trình soạn thảo văn bản MS Word, chương trình soạn thảo trình diễn MS PowerPoint … Đây là những phần học không cần đòi hỏi tư duy, mà chỉ cần học kĩ và nhớ thao tác, thực hành nhiều lần thì sẽ thành  thạo.
Nhưng khi học bộ môn lập trình Passal chương trình lớp 8 ở THCS thì hầu như các em bị “choáng” vì bộ môn rất “mới”, và cách học cũng “mới”. Học những thao tác và thực hành nhiều không còn tác dụng, học thuộc bài cũng không còn ổn nữa. Lúc này các em cần phải học cách tư duy logic, tìm thuật toán, và viết những dòng lệnh máy tính chính xác đến từng đấu chấm, dấu phẩy.
Với tâm lí thông thường các em học sinh coi tin học là môn phụ không quan trọng nên nhiều em chủ quan không dành đủ thời gian để học nên không hiểu bài và dần bị mất căn bản. Đây cũng là lí do mà nhiều em bị điểm kém, thậm chí là thi lại, học lại bộ môn tin học mặc dù có thể các em học rất giỏi các môn học khác.
Tại sao lại học Pascal
Pascal là một ngôn ngữ lập trình cấp cao do Niklaus Wirth, giáo sư điện toán trường đại học Kỹ thuật Zurich (Thụy sĩ) thiết kế và công bố vào năm 1971 và đặt tên là Pascal để tưởng niệm nhà Toán học và Triết học nổi tiếng Blaise Pascal. Đây là một ngôn ngữ lập trình có cấu trúc đơn giản, rõ ràng, cấu trúc chặt chẽ, dễ viết, dễ hiểu cũng như dễ sửa chữa, cải tiến.  Do đó Pascal được nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đưa vào chương trình giảng dạy tin học ở các trường phổ thông và đại học như một môn học cơ sở, đại cương.

Ở trường THCS chúng ta không chú trọng học chuyên sâu về ngôn ngữ lập trình để tạo ra các phần mềm máy tính mà tập trung rèn luyện kĩ năng tư duy logic, tư duy hệ thống và sáng tạo không chỉ để giải quyết những vấn đề trong tin học mà đây còn là những kĩ năng vô cùng quan trọng để giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống.
Học Pascal giúp cho ta hiểu được cách làm việc của máy tính, cách giao tiếp để ra lệnh cho máy tính làm việc theo sự điều khiển của con người thông qua ngôn ngữ lập trình. Các em có thể tạo ra các chương trình thú vị bằng cách sử dụng các câu lệnh Pascal. Cũng giống như những môn học khác như toán học, vật lý, hóa học … khi các em đã thực sự hiểu và yêu thích bộ môn tin học các em sẽ tìm thấy nhiều niềm vui, sự đam mê khi tìm hiểu và khám phá những điều mới mẻ nhưng đầy hấp dẫn trong bộ môn tưởng chừng như khô khan này.
Đừng sợ cú pháp các câu lệnh
Một số cú pháp và cấu trúc cần học và nhớ, nếu cần thêm có thể tham khảo ở các tài liệu, nhưng chỉ cần chừng này từ khóa thôi là đủ để viết hầu hết các bài tập pascal rồi.
Một số hàm thường dùng:
ClrScr: lệnh xóa màn hình;
Write, Writeln: ghi ra màn hình
Read, readln: đọc giá trị vào biến
Các phép toán thường dùng:
Phép cộng (+); Phép trừ (-); Phép nhân (*); phép chia (/);
Phép chia lấy phần nguyên (div); phép chia lấy phần dư(mod); Phép gán (:=),
Các phép toán: phép so sánh (=, <, >) và các phép toán logic: AND, OR, XOR, NOT.
Một số kiểu dữ liệu thường dùng: Interger, real, string, char, array, Boolean …
Các câu lệnh sử dụng thường xuyên
             + Lệnh ghép :    BEGIN .. END
             + Lệnh chọn  :    IF .. THEN .. ELSE
                                       CASE .. OF .
             + Lệnh lặp     :    FOR .. TO .. DO
                                       REPEAT .. UNTIL
                                       WHILE .. DO
Chúng ta thấy rằng cũng không có quá nhiều cấu trúc và cú pháp cần phải nhớ đúng không nào.
Gặp những lỗi về cú pháp thì rất dễ sửa, chương trình biên dịch Pascal sẽ báo cho ta chính xác lỗi gì? ở đâu? khi chúng ta chạy chương trình. Cho nên các em không nên tập trung nhiều vào cú pháp ngôn ngữ lập trình mà tập trung nhiều vào tìm thuật toán, tức là tìm tuần tự các bước để giải bài toán. Vì khi chúng ta đã tìm ra được thuật toán rồi thì việc chuyển nó thành chương trình máy tính sẽ không còn gì khó khăn nữa.

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÍ


Để có một kết quả tốt, trong quá trình học tập môn Địa lí, học sinh cần chú ý các vấn đề sau:
1. Trong quá trình học tập ở trên lớp, phải cố gắng nghe giảng, vì có hiểu rõ vấn đề thì mới có khả năng vận dụng tốt (giờ nào việc ấy, tuyệt đối không học giờ này đem tập môn khác ra học, vì cùng một lúc học hai môn sẽ không thể hoàn thành tốt được môn nào cả).
2. Cố gắng nắm vững kiến thức cơ bản ngay tại lớp, khi về nhà chỉ cần xem qua có thể nhớ sâu bài học.
3. Những bài học có nội dung dài hoặc có mối liên hệ với nhau thì nên tóm tắt bằng sơ đồ (sẽ giúp ta nắm bài nhanh và ôn tập dễ dàng). Khi bài mới có những ý liên quan đến kiến thức đã học nên cố gắng liên hệ lại bài cũ để khắc sâu kiến thức, tránh nhầm lẫn các đơn vị kiến thức.
4. Khi tìm hiểu các điều kiện phát triển của các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản),… bao giờ cũng phải lưu ý điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội:
* Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình, đất, nước, khí hậu (đối với nông nghiệp)
- Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, đất - nước - sinh vật có ảnh hưởng đến việc cung cấp nguyên liệu...)
* Điều kiện kinh tế xã hội:
- Nguồn lao động (số lượng và chất lượng)
- Thị trường tiêu thụ
- Cơ sở vật chất kỹ thuật (cơ sở chế biến,…)
- Đường lối chính sách…
- Nguồn vốn, khả năng đầu tư.
* Cũng cần nêu qua các hạn chế, khó khăn về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội đối với việc phát triển ngành kinh tế đó.
5. Khi học về địa lý các vùng kinh tế, cần lưu ý một số vấn đề:
- Xác định được vị trí địa lý (tiếp giáp vùng nào, nước nào, có giáp biển không,…) qua đó đánh giá về ý nghĩa của vị trí đó trong phát triển kinh tế vùng.
- Nắm được việc phát huy các thế mạnh kinh tế từng vùng, những hạn chế cần khắc phục.
6. Tận dụng tối đa kỹ năng sử dụng Atlat (vì đây là phương tiện học tập rất hữu ích – hơn nữa Atlat là cuốn SGK mà học sinh được mang vào phòng thi). Cần xác định một số nguyên tắc chung khi sử dụng Atlat:
+ Khi tìm hiểu tình hình sản xuất (tình hình phát triển) của một ngành, ta chủ yếu khai thác các biểu đồ tương ứng trong Atlat.

+ Khi tìm hiểu về đặc điểm phân bố thì xác định dựa trên bản đồ, để thấy sự phân bố theo vùng và theo các tỉnh.

(Lưu ý: Đối với câu hỏi yêu cầu nêu sự phân bố chung cả nước thì xác định theo vùng, khi hỏi về khu vực thì nêu phân bố theo tỉnh).
7. Tập vẽ thật thành thạo các dạng biểu đồ: tròn, cột, đường, miền và kết hợp (đề thi bao giờ cũng có câu vẽ biểu đồ)
8. Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu: có thể nhận xét khái quát trước rồi đi vào chi tiết sau, chú ý các mốc cao nhất - thấp nhất, sự thay đổi đột ngột và nhận xét phải đi đôi với số liệu chứng minh.
9. Nắm thật chắc các công thức tính toán:
+ Mật độ dân số (người/km2) = Dân số/diện tích
+ Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên (%) = Tỷ suất sinh - Tỷ suất tử
+ Biên độ nhiệt = Nhiệt độ tháng cao nhất - Nhiệt độ tháng thấp nhất
+ Cân bằng ẩm = Lượng mưa – Lượng nướcbốc hơi
+ Độ che phủ rừng = (Diện tích rừng x 100)/Diện tích tự nhiên
+ Bình quân lương thực/người (kg/người) = Sản lượng/dân số
+ Năng suất lúa (tạ, tấn/ha) = Sản lượng/Diện tích
+ Cán cân xuất nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu - Giá trị nhập khẩu
Trên đây chỉ là một số gợi ý chung nhất, trong quá trình học tập, học sinh sẽ được giáo viên hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn để có thể vận dụng một cách hiệu quả vào việc học tập môn Địa lí.