1. Hãy gieo trồng trong tâm hồn trí tuệ mình lòng ham muốn, niềm tin để tước bỏ những cái nhãn cũ, "dán" trên nhân cách mình những cái nhãn mới.
2. Luyện đọc nhanh tất cả các văn bản: sách giáo khoa, sách tham khảo, báo chí, vở ghi...
Cấu trúc văn bản: 20% từ khóa + 80% từ thừa (từ đưa đẩy, dẫn dắt)
Hãy phối hợp mắt + não + mồm + bút, đọc theo các từ khóa, các cụm từ, các nhan đề để lướt nhanh các trang sách.
Trong quá trình đọc cần gạch dưới từ khóa, chú thích câu hỏi, bình luận bên lề cuốn sách. Từ đó hiểu chủ đề, các ý, các điểm sáng, ngôn từ.
3. Ghi nhớ kiến thức bằng sơ đồ tư duy
Nối mạng
Vẽ mô hình biểu tượng
Lập bảng so sánh cột dọc, cột ngang để phân biệt, nhấn mạnh những điểm của đối tượng.
Chú ý: Có thể dùng bút màu cho bảng thêm sinh động, bắt mắt => dễ nhớ.
4. Xây dựng thói quen học tập
Mang đầy đủ tài liệu sách vở đến lớp (chuẩn bị từ tối hôm trước để chủ động vào sáng hôm sau
Thực hiện các bước học tập như: soạn - nghe - thảo luận - ghi chép - ôn bài; vui vẻ, hào hứng đón chờ bài kiểm tra; muốn thành công và có niềm tin.
5. Học theo đặc trưng của phân môn
Đọc - hiểu văn bản: Đọc nhanh, gạch dưới từ khóa để: phát hiện => giải mã => bình giá => suy luận
Tiếng việt: Nắm vững khái niệm => vận dụng giải bài tập => Đọc văn, viết văn
Làm văn: Đọc kĩ đề => tìm ý, dàn ý => vận dụng các kĩ năng để làm bài
6. Thực hiện lời dạy của Bác: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến": nắm vững những kiến thức và kĩ năng cơ bản để linh hoạt giải các bài tập.
7. Phải rèn thói quen tự kiểm tra, đánh giá và sửa lỗi sau khi làm bài tập
Đọc lại đề, đọc kĩ lời phê, sửa lỗi kịp thời, không được tự ái, bi quan
Lập bảng theo dõi bài làm để tự rút kinh nghiệm
Tham khảo bài viết điểm cao của lớ để học tập
8. Rèn thói quen mở mang kiến thức: đọc sách báo, trên mạng, giao lưu với xã hội
0 nhận xét:
Đăng nhận xét